Như trong bài đã hướng dẫn về tiêu cự là gì mình đã nói về 4 thông số quan trọng nhất của máy ảnh là tiêu cự, khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng ISO. Nắm được cách sử dụng khẩu độ hợp lý của ống kính máy ảnh sẽ giúp bạn tạo được những bức ảnh có chiều sâu (độ sâu trường ảnh) như mong muốn. Hãy cùng mình tìm hiểu về khẩu độ là gì ngay dưới đây cùng mình nhé.
Xem thêm : Tìm Hiểu Về Các Thông Số Máy Ảnh – Cân Bằng trắng và Picture Style
Contents
Định Nghĩa
Khẩu độ là đường kính lỗ mở của các lá khẩu ống kính khi chụp ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Khẩu độ được tính theo công thức sau :
d = f/a
Trong đó : d – là đường kính của lỗ mở ống kính hay chính là khẩu độ.
f – là tiêu cự của ống kính
a – thường là các giá trị từ 1.2; 1.4; 1.8; 2.0; …22
Điều này có nghĩa là chẳng hạn như khi bạn sử dụng ống kính 85mm ở khẩu độ 1.2 có nghĩa là độ mở ống kính lúc này là 85/1.2=70.83 mm. Từ đó được chuẩn hóa thành các dãy số f/1.2 – f/1.8 – f/2.0 – f/2.2…f/18 – f/22 và được ngầm hiểu rằng đây là khẩu độ của ống kính máy ảnh.
Trên hình là ảnh chụp ở các khẩu độ khác nhau (cùng một tốc độ chụp) các bạn có thể nhận thấy khi mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi vào nhiều hơn nên ảnh sẽ sáng hơn đồng thời background mờ hơn so với khi khép khẩu.
Lựa Chọn Khẩu Độ Phù Hợp Khi Chụp
Khẩu Độ Của Các Ống Kính
Một ống kính sẽ được đặt tên theo tiêu cự và giá trị khẩu độ lớn nhất mà nó đạt được. Giá trị khẩu độ lớn nhất ở các ống kính là khác nhau, chẳng hạn như lens 50 STM F/1.8 thì khẩu độ lớn nhất mà nó đạt được là d=50/1.8=27.78mm. Hay như lens 135L F/2.0 thì khẩu độ lớn nhất mà nó đạt được sẽ là 135/2.0=67.5mm.
Lens 135L có giá trị khẩu độ lớn nhất là 2.0
Độ Sâu Trường Ảnh
Để lựa chọn được khẩu độ phù hợp thì các bạn nên hiểu thêm về độ sâu trường ảnh. Độ sâu trường ảnh hay còn gọi là vùng ảnh nét (từ gốc Depth Of Field – DOF) là thuật ngữ chỉ vùng khoảng cách trong không gian mà mọi vật thể, đối tượng ở đó đều hiện lên rõ nét trong các bức ảnh.
Trên thực tế, mỗi ống kính có cấu tạo là một thấu kính nên khả năng lấy nét chính xác chỉ ở một điểm nhất định nào đó. Sau đó, độ nét của vật được thu sẽ bị giảm dần về hai biên, độ sâu trường ảnh không thay đổi đột ngột từ rất nét đến mờ,mà luôn có một vùng trung gian chuyển đổi.
Như hình dưới đây các bạn có thể thấy khi mở khẩu lớn hình mẫu nổi bật hẳn so với nền background đã được làm mờ, lúc này ảnh có độ sâu trường ảnh thấp. Khi khép khẩu lại sự nổi bật của hình mẫu giảm giần và background phía sau càng có thêm chi tiết, lúc này ảnh có độ sâu trường ảnh cao hơn.
Lựa Chọn Khẩu Độ Phù Hợp
Khi đã hiểu về độ sâu trường ảnh sẽ giúp các bạn lựa chọn được khẩu độ cho từng mục đích chụp
+ Khi chụp chân dung : Nên lựa khẩu độ lớn f/1.8 – f/3.2 để làm nổi chủ thể so với nền xung quanh (đang xét cho những lens có tiêu cự phù hợp chụp chân dung).
Bức ảnh mình chụp chân dung ngoại cảnh bằng lens canon135L tại khẩu lớn nhất f/2.0
+ Khi chụp một nhóm người nên để khẩu từ f/4.0-f/5.6 để có thể lấy nét được hết tất cả mọi người.
Bức ảnh gia đình mình chụp bằng lens 24-70 tại khẩu f/4.5
+ Khi chụp ảnh phong cảnh thì cần phải lấy nhiều chi tiết ở cả tiền cảnh và hậu cảnh do đó việc khép khẩu là điều cần thiết để chup lúc này: Giá trị được các nhiếp ảnh gia khuyên dùng là f/11 – f/16. ( đang xét cho những lens có tiêu cự phù hợp để chụp phong cảnh)
Đây chỉ là giá trị hay được sử dụng trong chụp ảnh phong cảnh chứ không phải là giá trị cố định vì có những trường hợp bạn phải mở khẩu lớn để tốc độ chụp được nhanh nhất như khi chụp phong cảnh từ trên máy bay xuống chả hạn (để hạn chế sự rung lắc của máy bay cần tốc độ chụp nhanh)
Bức ảnh ruộng bậc thang tuyệt đẹp chụp tại khẩu f/11
Chú ý : Các bạn nên chú ý một điều là không phải cứ khẩu độ càng nhỏ như f/16, f/24 thì ảnh sẽ chi tiết và sắc nét hơn hơn tại khẩu f/8, f/11 vì nếu khẩu độ quá nhỏ sẽ khiến cho lượng ánh sáng cảm biến thu được không đều nhau và yếu hơn do bị tán sắc, bẻ cong khi đi qua thấu kính, điều này làm cho ảnh của bạn mờ đi.
Kết Luận
Hy vọng bài chia sẻ trên của mình sẽ giúp các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh, hiểu thêm về khẩu độ của ống kính (lens), từ đó chọn được cho mình các khẩu độ phù hợp với từng đối tượng khi chụp.
Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo của Tiệm Ảnh Sky nhé !
Xem thêm :
- Cách Chèn Chữ Vào Ảnh Nhanh Chóng
- Tách Nền Ảnh Trong Photoshop Cực Nhanh
- Những Điều Cần Biết Về Phục Chế Ảnh Cũ
Thông tin liên hệ
- Facebook: Trần Phú hoặc Tiệm Ảnh Sky
- Điện Thoại: 035.4593.189
- Email : [email protected]