Những Điều Cần Biết Về Độ Sâu Trường Ảnh

0
920

Khái Niệm

Độ sâu trường ảnh đối với các bạn đã chụp ảnh lâu năm là một thuật ngữ không mới xa lạ, nhưng đối với những bạn đang mới bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh, thì việc hiểu và vận dụng chúng trong các trường hợp chụp là điều rất quan trọng.

Độ sâu trường ảnh có tên tiếng anh là Depth Of Field viết tắt là DOF, là thuật ngữ để diễn tả vùng rõ nét của bức ảnh. Những chủ thể khi chụp ảnh nằm trong vùng DOF sẽ được nét, còn nằm ngoài sẽ bị mờ dần đi.

do-sau-truong-anh-1

Các Yếu Tố Tác Động Tới Độ Sâu Trường Ảnh

Có rất nhiều yếu tố tác động tới độ sâu trường ảnh, nhưng hai giá trị dễ kiểm soát và thay đổi nhất là tiêu cự và khẩu độ

Khẩu Độ

Khẩu độ là đường kính lỗ mở của các lá khẩu ống kính khi chụp ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Ống kính đã được định sẵn các khẩu độ khác nhau và bạn chỉ có thể điều chỉnh độ mở của ống kính ở các mức định sẵn này, gọi là các f-stop.

do-sau-truong-anh-2

  • Ở khẩu độ mở lớn (f/1.2 – f/4.0) hậu cảnh phía sau sẽ bị mờ đi rất nhiều lúc này ảnh có độ sâu trường ảnh hẹp, vùng DOF chỉ tập trung quanh người mẫu như ở bức ảnh dưới đây.

do-sau-truong-anh-3

Bức ảnh chân dung tại Thảo nguyên hoa Long Biên mình chụp tại khẩu độ f/2.2 (Nguồn Tiệm Ảnh Sky)

  • Ở khẩu độ mở nhỏ (f/8 – f/22) vùng DOF sẽ rất rộng, thường thích hợp khi chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc, đường phố…

do-sau-truong-anh-4

Bức ảnh chụp tại thành phố Toronto, Canada ở tiêu cự 35mm – khẩu độ ƒ/22 – tốc độ màn trập 20s – ISO 100 (Nguồn Unsplash)

Xem thêm : Tìm Hiểu Về Khẩu Độ Trong Ống Kính Máy Ảnh

Tiêu Cự

Cùng với khẩu độ thì tiêu cự cũng là một trong những yếu tố lớn tác động tới độ sâu trường ảnh. Tiêu cự là khoảng cách tính từ cảm biến máy ảnh đến điểm hội tụ của ống kính máy ảnh (Lens), tiêu cự của ống kính sẽ cho ta biết mức độ phóng đại ống kính đạt được.

Những Lens có tiêu cự dài hay Lens tele được thiết kế để chụp những đối tượng ở rất xa, thường dùng để chụp thể thao, động vật hoang dã. Còn Lens có tiêu cự ngắn thường sử dụng cho chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc.

Nếu cùng một khẩu độ mà chụp ở hai tiêu cự khác nhau các bạn sẽ thấy rõ độ sâu trường ảnh khác nhau rất nhiều như hình minh họa dưới đây.

do-sau-truong-anh-5

Bức ảnh chụp tại khẩu độ f2.8 ở hai tiêu cự là 50mm và 200mm

Cùng một khẩu độ nhưng ở tiêu cự 50mm ảnh có độ sâu trường ảnh lớn, nền phía sau là hàng cây vẫn nhìn rất rõ. Trong khi ở tiêu cự 200mm độ sâu trường ảnh rất hẹp, nền phía sau được làm mờ hoàn toàn và làm nổi bật chủ thể hơn.

Xem thêm : Những Điều Cần Biết Về Tiêu Cự Của Ống Kính Máy Ảnh

Khoảng Cách Chụp

Khi khoảng cách từ máy tới chủ thể hoặc từ chủ thể tới hậu cảnh gần nhau thì độ sâu trường ảnh sẽ hẹp, và ngược lại khi khoảng cách này xa hơn thì độ sâu trường ảnh tăng lên.

do-sau-truong-anh-6

Như hình chụp bên trái khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh khá xa nhau, lúc này chủ thể (lon nước) và hậu cảnh (thân cây) không nằm trong vùng DOF do đó thân cây bị mờ đi. Còn ở bức ảnh bên phải chủ thể và hậu cảnh gần sát nhau nên sẽ cùng nằm trong một vùng DOF do đó sẽ nét đều từ chủ thể tới hậu cảnh.

Kết Luận

Việc hiểu và vận dụng đúng độ sâu trường ảnh sẽ giúp chủ thể của bạn được đúng nét, hoặc những vùng bạn muốn lấy chi tiết cho bức ảnh. Mới đầu nghe có vẻ như đây là một thuật ngữ khá trừu tượng, nhưng khi các bạn thao tác chụp nhiều lần trên các chủ đề khác nhau bạn sẽ thấy nó không hề phức tạp như suy nghĩ.

Theo dõi Tiệm Ảnh Sky để đọc những bài chia sẻ mới nhất nhé !

Xem thêm :

Thông tin liên hệ

5/5 - (1 vote)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here